Nắng nóng khiến trẻ nhập viện tăng, bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát

Chỉ mới bước vào đầu hè nhưng suốt tháng 5, các tỉnh thành trên cả nước phải chịu cảnh nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C là bình thường khiến người lớn còn “vật vã” huống gì là trẻ nhỏ. Số lượng bệnh nhi đến khám tăng cao ở các bệnh viện lớn, trong khi đó, những bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, thậm chí là virus Zika cũng đã được ghi nhận tại Đà Nẵng.

Chỉ mới bước vào đầu hè nhưng suốt tháng 5, các tỉnh thành trên cả nước phải chịu cảnh nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C là bình thường khiến người lớn còn “vật vã” huống gì là trẻ nhỏ. Số lượng bệnh nhi đến khám tăng cao ở các bệnh viện lớn, trong khi đó, những bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, thậm chí là virus Zika cũng đã được ghi nhận tại Đà Nẵng.

Trẻ nhập viện tăngThời điểm nắng nóng năm 2020 trùng với thời gian trẻ bắt đầu đi học trở lại sau thời gian cách ly xã hội do dịch COVID-19. Việc thay đổi môi trường, tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn, cộng với nắng nóng khiến nhiều em nhỏ dưới 5 tuổi mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hoa phải đi khám.Tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, số ca bệnh nhi đến khám mỗi ngày từ 700-800 lượt. Chị Minh Tâm (trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, con trai chị 3 tuổi, vừa đi nhà trẻ lại được 1 tuần thì bị sốt, đi phân lỏng. “Đến lúc khám, bác sĩ bảo bị viêm amidan, phải cho bé nghỉ ở nhà vài ngày. Bác sĩ nói có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng tôi nghĩ thời tiết nắng gắt, các con ở bên ngoài nóng, đi vào phòng điều hoà lại lạnh thì sức đề kháng cũng sẽ không được như lúc thời tiết mát mẻ” - chị Tâm cho hay.Bác sĩ Lê Văn Dũng - Phó trưởng khoa Khám đa khoa - cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho hay, từ đầu tháng 5, số lượt bệnh nhi đến khám có tăng 10% so với ngày thường. Trong đó, chủ yếu là trẻ mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa do thời tiết nắng nóng. “Đây là những bệnh mà trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hay gặp khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Để phòng tránh bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào thời điểm nắng gắt. Nếu cần thiết phải ra ngoài, phụ huynh cần có biện pháp che chắn cho trẻ. Bên cạnh đó, các con cũng phải được ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay thường xuyên. Trường hợp khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi, đặc biệt là đi phân lỏng, bị sốt mà không hạ sốt được thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng để lâu sẽ khiến bệnh thêm nặng” - bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Mùa nắng nóng cũng là thời điểm các bệnh truyền nhiễm qua muỗi có nguy cơ bùng phát. Ảnh: Nguyễn Hồng
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm các bệnh truyền nhiễm qua muỗi có nguy cơ bùng phát. Ảnh: Nguyễn Hồng

Sốt xuất huyết, virus Zika có nguy cơ bùng phátVới trẻ nhỏ là như thế nhưng đối với cộng đồng, mùa nắng nóng cũng là mùa các loại dịch bệnh như sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao. Đặc biệt, Đà Nẵng vừa ghi nhận một trường hợp người nhiễm virus Zika. Thông tin khiến cộng đồng lo lắng, bởi, virus Zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường. Virus Zika để lại hậu quả nặng nề đặc biệt đối với phụ nữ mang thai gây dị tật bẩm sinh. Trong khi đó, hầu hết người bị nhiễm virus Zika không có dấu hiệu và triệu chứng. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt gặp bao gồm đau đầu, đỏ mắt (viêm kết mạc).Nhiễm virus Zika khi mang thai có liên quan đến sảy thai và có thể gây ra bệnh tật đầu nhỏ một tình trạng não bẩm sinh có khả năng gây tử vong. Virus Zika cũng có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre đặc trưng bởi rối loạn nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương.Nguy hiểm hơn, theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, ca mắc virus Zika rên địa bàn thành phố là một nam công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Hoà Khánh, quận Liên Chiểu. Ngay sau đó, khoảng 1.000 người đã được giám sát cộng đồng bao gồm 400 người thuộc 120 hộ gia đình sống trong bán kính 200m kể từ nhà bệnh nhân được xem là ổ dịch và 600 công nhân đang làm việc tại Nhà máy thép Hòa Phát. May mắn, kết quả điều tra cho thấy không ghi nhận các trường hợp có triệu chứng tương tự trong khoảng thời gian từ lúc khởi phát ca bệnh đến nay. Không phát hiện phụ nữ mang thai trong cả 2 khu vực trên.Được biết, chương trình Giám sát trọng điểm CDZ từ tháng 11.2017, CDC Đà Nẵng và Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang thực hiện giám sát trọng điểm CDZ tại quận Liên Chiêu, tổng cộng đến nay đã xét nghiệm 1.042 mẫu, kết quả 1.041 mẫu âm tính với virus Zika. Sau khi phát hiện ca bệnh, CDC Đà Nẵng và Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Bắc và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thực hiện vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi để phòng bệnh do virus Zika tại khu vực tổ 3, 5, 6 phường Hòa Khánh Bắc; phối hợp với nhà máy Thép Hòa Phát diệt lăng quăng, bọ gậy tại khu vực nhà máy. Bên cạnh đó, CDC Đà Nẵng cho biết, sẽ thực hiện lấy mẫu lần 2 trên bệnh nhân để xét nghiệm theo chỉ đạo của Viện Pasteur Nha Trang.Thời gian tới, Sở Y tế Đà Nẵng cũng đã tiếp tục chỉ đạo CDC liên hệ với Viện Pasteur Nha Trang và CDC tỉnh Quảng Nam để điều tra dịch tễ và xem xét lấy mẫu sàng lọc tại nơi bệnh nhân lưu trú trong thời gian lưu trú tại tỉnh Quảng Nam trước khi khởi phát bệnh. Riêng tại Đà Nẵng, Sở Y tế sẽ tiếp tục mở rộng quy mô điều tra, giám sát dịch tễ, rà soát các trường họp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tại khu vực ổ dịch và xung quanh ổ dịch. Các cơ sở y tế chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để phòng chống dịch bệnh...Chia sẻ thêm về các bệnh truyền nhiễm có liên quan đến muỗi, ông Nguyễn Tam Lãm - Trưởng Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm, CDC Đà Nẵng - nói rằng: “Bên cạnh việc tập trung xử lý triệt để ổ dịch Zika trên, CDC Đà Nẵng đã có kiến nghị với Sở Y tế thành phố có kế hoạch thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phun hoá chất, nâng cao nhận thức cho người dân trên toàn địa bàn thành phố để không chỉ chống dịch sốt xuất huyết mà còn chống dịch bệnh lây truyền qua muỗi. Riêng với các cơ sở y tế trên toàn địa bàn thành phố cũng phải nâng cao cảnh giác, phòng chống dịch bệnh, rà soát và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika để sớm phát hiện ổ dịch. Tuy nhiên, người dân chủ động tham gia công tác phòng dịch để bảo vệ cho chính mình và gia đình”.Thuỳ Trang